Chú thích Ngô_Thì_Nhậm

  1. Đồ họa cổ Việt Nam. Nhà xuất bản mỹ thuật. tr. 228. 
  2. Ngô Thì Nhậm trùng với tên húy vua Tự Đức (Hồng Nhậm, Nguyễn Phúc Thì) nên phải đọc và viết thành Ngô Thời Nhiệm (theo Họ và tên người Việt Nam, PGS.TS Lê Trung Hoa, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2005).
  3. "Ngô Thì Nhậm con người và thời đai" của Văn Lang, Nhà xuất bản Hà Tây 1974, trang 21
  4. Trần Văn Kỉ đỗ giải nguyên, quê ở huyện Hương Trà, Thuận Hóa chưa làm quan cho triều nào.Theo nhà Tây Sơn từ 1786,sử chép là Nguyễn Huệ "việc gì cũng bàn với Kỷ, không mấy khi rời"
  5. Ðặng Tiến Ðông thuộc dòng họ nhiều đời đỗ đạt, làm quan to dưới triều Lê-Trịnh. Ông tìm vào Quảng Nam ra mắt Nguyễn Huệ năm 1787. Hai năm sau, lĩnh chức đô đốc, ông dẫn đầu cánh quân đánh vào đồn Ðống Ða, kéo quân vào Thăng Long sớm nhất
  6. Dương Lịch về sau cũng làm quan cho nhà Nguyễn Gia Long
  7. Thái độ của danh sĩ Bắc Hà đối với Nguyễn Huệ là chia rẽ và phức tạp. Bên cạnh với những người đầu Tây Sơn, một số khác đi theo hoặc vua Lê hoặc chúa Trịnh, hoặc sau này làm quan cho Gia Long như Nguyễn Ðăng Trường, Nguyễn Ðình Giản, Lê Duy Ðản, Trần Danh Án, Ngô Thì Chí,Nguyễn Du...
  8. Sau chiến thắng Kỉ Dậu 1789, nhà Tây Sơn đã phái nhiều sứ đoàn sang Trung Hoa, trong đó có sứ đoàn do Ngô Văn Sở cầm đầu, một sứ đoàn khác do Võ Văn Dũng đứng đầu khi Quang Trung có ý định xin cưới con gái của Càn Long và xin đất Lưỡng Quảng, nhưng khi đoàn này vừa khởi hành (có tài liệu nói là khi đoàn đã sang tới nơi) thì Quang Trung qua đời